Sang nhượng cửa hàng quần áo thời trang đang là từ khóa hot với hàm trăm lượt tìm kiếm mỗi ngày. Tại sao lại thế? Khi mở 1 cửa hàng thời trang bạn sẽ phải chi rất nhiều khoản khác nhau như mặt bằng, biển bảng, nội thất, nhân viên. Để tiết kiệm 1 khoản đáng kể, các chủ shop nhỏ thường nghĩ tới việc sang nhượng cửa hàng quần áo hoặc mua lại nội thất từ những shop đóng cửa.
Sang nhượng cửa hàng quần áo – chỉ rẻ với những người tỉnh táo
Có rất nhiều trường hợp sau khi đã sang nhượng cửa hàng, shop chỉ hoạt động được thời gian rất ngắn rồi phải đóng cửa vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy bạn cần chú ý những điều gì khi sang nhượng cửa hàng? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có những lựa chọn đúng đắn, hợp lý và tiết kiệm nhất.
Tìm hiểu thị trường
Nhu cầu mua sắm của người dân tại các thành phố lớn ngày càng tăng. Tuy nhiên không vì thế mà bạn có thể tùy tiện mở cửa hàng mà không tìm hiều trước thị trường quanh khu vực đó. Đầu tiên, bạn cần khoanh vùng khu vực kinh doanh có đối tượng khách hàng tiềm năng gì và ước tính doanh thu
Nếu là khu vực hành chính, việc kinh doanh thời trang công sở sẽ là rất hợp lý. Còn khu vực trường hợp thì shop thời trang teen sẽ là lựa chọn không tồi. Ngoài ra bạn cần 1 kế hoạch cụ thể về nguồn hàng, marketing để ước tính doanh thu. Nếu thiếu bước này, hoặc chuẩn bị quá hời hợt việc kinh doanh sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Nguyên nhân shop ngừng kinh doanh
Có rất nhiều nguyên nhân mà shop có thể ngùng kinh doanh. Một trong số đó chính là ít khách, doanh thu thấp. Việc này có thể do chủ shop không chú trọng việc thiết kế shop hoặc marketing bán hàng hoặc do chất lượng sản phẩm thấp. Song đó chỉ là vấn đề về chiến lược. Nếu khách hàng tiềm năng của shop ở khu vực này không nhiều thì việc thua lỗ cũng không khó hiểu.
Ngoài ra, xung đột với chủ nhà cũng là nguyên nhân khá phổ biến. Nếu chủ nhà quá khó tính thì bạn cũng nên cân nhắc kĩ.
Kiểm tra mặt bằng cửa hàng
Nếu thực sự muốn mở shop thì bạn cần chú ý thật kỹ tới mặt bằng cửa hàng. Nếu mặt bằng đã cũ thì nguy cơ xuống cấp của shop sẽ rất cao và bạn sẽ phải chi 1 khoản kha khá để khắc phục. Nếu mặt bằng có nhược điểm lớn làm mất thẩm mỹ bạn cũng nên cân nhắc vì đó có thể là nguyên nhân khiến chủ shop phải sang nhượng cửa hàng quần áo.
Kiểm tra nội thất cửa hàng
Nội thất shop thời trang thường có độ bền cao vì không phải chịu tải trọng cao. Nhưng nếu là các sản phẩm kém chất lượng thì sự xuống cấp sẽ tới chỉ sau vài tháng hoạt động. Bạn cần kiêm tra nước sơn, chất liệu của nội thất thật kĩ lưỡng nếu không rất có thể bạn sẽ phải mua hàng kếm chất lượng với giá của hàng xịn.
Ví dụ: khu vực ẩm thấp nhưng shop lại sử dụng gỗ không chống ẩm hoặc sắt sử dụng sơn rẻ tiền, kém chất lượng. Nếu nhận thấy có dấu hiệu bị phồng của gỗ hoặc nhiều vết xước ở các giá sắt, nhất là chỗ tiếp xúc với mắc treo thì bạn nên cân nhắc.
Tu sửa, nâng cấp
Khi việc sang nhượng cửa hàng quần áo đã hoàn tất, bạn nên tiến hành nâng cấp, tu sửa lại cửa hàng để mang tới những nét mới mẻ.
Chỉ đơn giản là sử dụng các phụ kiện trang trí, nâng cấp hệ thống đèn điện, shop của bạn sẽ nổi bật, bắt mắt hơn rất nhiều.
Như Ý
Theo ketnoikhonggian.com